Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng rất cần thiết cho các trường hợp răng có lỗ hổng. Trám hàn răng không chỉ giúp bạn loại bỏ ngay cơn đau do sâu răng mà còn là cách giúp bạn khôi phục hình thể chiếc răng đang gặp vấn đề, tránh nguy cơ mất răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Dù là phương pháp nha khoa đơn giản nhưng trám răng thẩm mỹ có vai trò thực sự rất quan trọng, trước tiên là đối với sức khoẻ răng miệng sau đó là thẩm mỹ và sự tự tin của bạn. Vậy trám răng cần thực hiện trong trường hợp nào, quy trình điều trị như thế nào và cần lưu ý gì? Hãy cùng Nha Khoa Win tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
MỤC LỤC
Trám răng hay còn được hiểu là hàn răng, là điều trị nha khoa tổng quát sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu và hư hỏng vì các nguyên nhân như: sâu răng, răng mẻ, răng vỡ… Phương pháp trám răng thẩm mỹ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng, duy trì chức năng nhai, ngăn ngừa sự phát triển trở lại của sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập vết hở. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như không can thiệp hay tác động mạnh đến răng, trám răng giống như một điều trị bảo tồn răng tự nhiên của bạn.
Hàn răng thường được áp dụng cho các trường hợp sau:
Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện các lỗ hổng có màu đen, tại vị trí gây đau buốt, nhức và có mùi hôi. Nguyên nhân sâu răng là do bạn ăn những thực phẩm có đường và không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách khiến cho vi khuẩn phát triển và ăn mòn bề mặt răng, tạo ra các lỗ sâu. Các lỗ sâu này nếu không được điều trị sớm sẽ phá huỷ mô răng và lan rộng dần, dẫn đến nhiễm trùng và rụng răng. Trám răng là cách để ngăn sâu răng tiếp diễn, giúp bảo vệ răng và loại bỏ cảm giác khó chịu, đau nhức.
Sau thời gian sử dụng, miếng trám cũ trước đó có thể rớt hoặc vỡ trong quá trình bạn ăn nhai. Do vậy, thực hiện trám lại vết trám cũ là điều hoàn toàn bình thường.
Trong một số khoảnh khắc vội vàng, bạn có thể gặp tai nạn nhỏ khi cắn đồ vật cứng hoặc va đập khiến răng bị mẻ hoặc có miếng vỡ. Khi này, bạn có thể cần thực hiện trám răng thẩm mỹ, phục hồi các vết mẻ, vỡ bằng vật liệu nhân tạo.
Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra vết hổng, lỗ hở và xác định nguyên nhân cho việc trám răng này là gì. Trước khi trám, bác sĩ sẽ làm sạch vùng bị hư hỏng do sâu răng hoặc vùng mẻ, vỡ trên răng, sau đó sử dụng chất chuyên dụng để lấp kín những khoảng trống.
Hiện nay, một phương pháp điều trị trám răng kỹ thuật số rất phổ biến giúp sửa chữa các răng bị sâu, vỡ mẻ có tên gọi là Inlay, Onlay. Quy trình thực hiện phương pháp này có bước 1 và bước 2 tương tự với trám răng truyền thống. Điểm khác biệt là bước lấy dấu và vì vậy thời gian điều trị Inlay, Onlay sẽ tăng lên 2 lần hẹn, mỗi lần 30-40 phút. Trong lần điều trị đầu, sau khi răng được làm sạch, nha sĩ sẽ lấy dấu răng để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước lỗ hổng. Dấu sau khi lấy sẽ được Kỹ thuật viên làm khuôn miếng Inlay – Onlay vừa khít với xoang răng đã chuẩn bị. Sau đó trong buổi hẹn tiếp theo sẽ mất khoảng 30-45 phút để gắn miếng Inlay hoặc Onlay lên vùng răng hổng.
Có nhiều loại vật liệu nhân tạo dùng cho trám răng. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm và chi phí khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để chọn được vật liệu trám răng phù hợp.
Đây là một trong những vật liệu trám răng lâu đời. Amalgam là hợp kim của bạc, đồng, thủy ngân và một số kim loại khác, có màu bạc nên thường được gọi là trám bạc và dùng cho việc trám răng hàm. Ưu điểm tuổi thọ cao 10-15 năm, bền, chịu lực tốt, chi phí thấp. Nhược điểm là khác màu răng tự nhiên nên lộ rõ vết trám. Khả năng bám dính kém nên cần tạo 1 chỗ trống trên răng để trám.
Trám răng bằng vật liệu composite là phương pháp được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Ưu điểm của loại vật liệu này là thẩm mỹ tốt, khó phát hiện có trám răng vì màu miếng trám giống với màu răng tự nhiên, chịu lực khá tốt, không gây độc hại cho cơ thể và quy trình làm khá nhanh chóng. Nhược điểm là thời gian sử dụng khoảng 5 năm, không bền như amalgam, miếng trám có thể đổi màu sậm hơn sau một thời gian sử dụng.
Kỹ thuật trám Composite còn được nâng cấp bởi một kỹ thuật mới là SonicFill, cho phép vật liệu composite đáp ứng với năng lượng siêu âm, giúp miếng trám được thực hiện một cách chính xác, không bị bọt và đưa vật liệu chỉ một lần duy nhất thay vì trám từng lớp như trước đây. SonicFill là một tiến bộ của nha khoa phục hồi hiện đại. Độ co của vật liệu gần như 0% so với độ co 3-4% của composite cổ điển. Ưu điểm lớn này làm giảm rất đáng kể hiện tượng nhạy cảm ê buốt sau khi trám composite.
Chất liệu GIC (Glass Ionomer Cement) thường làm từ vật liệu polyacrylic axit và một thành phần của thủy tinh có tên gọi là fluoroaluminosilicate. Trong GIC có chứa chất fluor giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn. Vật liệu GIC thường gắn rất chặt vào răng và giảm thiểu tình trạng nứt ở chỗ vết trám. Nhược điểm là màu sắc không giống màu răng tự nhiên như vật liệu composite.
Thời gian hàn răng diễn ra từ 30-40 phút phụ thuộc vào tình trạng và loại vật liệu trám răng được khách hàng lựa chọn. Quy trình trám răng cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn với bác sĩ nha khoa tổng quát để xác định tình trạng và lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh sạch vị trí cần trám. Bác sĩ sẽ gây tê vùng răng cần trám. Nếu là trám răng sâu, bác sĩ cần làm sạch vết sâu bằng cách cạo sạch.
Bước 3: Trám răng. Bác sĩ nha khoa tổng quát sẽ tiến hành trám răng bằng cách đổ vật liệu dưới dạng dung dịch lỏng vào lỗ sâu hoặc vết vỡ của răng. Tiếp tục dùng đèn chiếu laser để làm đông cứng vật liệu. Chỉ sau 40 giây trên răng đã có một vết trám.
Bước 4: Chỉnh sửa vết trám vừa vặn, làm nhẵn và đánh bóng để miếng trám ăn khớp phù hợp với mô răng.
Thời gian hàn răng khá nhanh chóng và trước khi điều trị bác sĩ sẽ bôi thuốc tê quanh răng cần trám cho bạn nên sẽ không quá đau đớn.
Một số trường hợp hư tủy cần điều trị tuỷ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức, nhói trong quá trình làm nhưng bạn vẫn hoàn toàn ổn. Rất nhanh thôi cảm giác khó chịu sẽ qua đi, răng không còn lỗ hổng bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Số tiền bạn cần chi trả cho 1 chiếc răng cần trám sẽ trong khoảng từ 350.000 – 1.200.000 VND/răng. Tiền trám răng sẽ phụ thuộc vào loại trám bạn làm là gì. Để biết chính xác, bạn cần đến gặp bác sĩ, sau khi kiểm tra tình trạng bác sĩ sẽ báo phí chi tiết.
9. Địa chỉ trám răng uy tín tại TP.HCM
Trám răng thẩm mỹ là điều trị nha khoa tổng quát cơ bản mà bạn có thể tìm kiếm ở bất cứ nha khoa nào. Nhưng để đạt hiệu quả tốt, bền vững và an toàn, bạn nên tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, cơ sở vật chất đảm bảo, quy trình sạch sẽ, bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát, được đào tạo bài bản và thực hành nhiều năm để giúp bạn chữa trị và bảo tồn chiếc răng đang gặp vấn đề “lỗ hổng” một cách tốt nhất.
Nha Khoa WIN là Trung tâm nha khoa chuyên sâu tại TP.HCM. Bên cạnh định hướng phát triển chuyên sâu về điều trị chỉnh nha và trồng răng Implant, nha khoa thẩm mỹ và nha khoa tổng quát đối với nha khoa WIN là nền tảng căn bản để có một nụ cười khỏe, sau rồi mới tới đẹp. Do vậy, các điều trị tổng quát trong đó có trám răng là điều trị cốt lõi tại Nha Khoa Win. Chúng tôi có đội ngũ 5 bác sĩ chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát. Các bác sĩ tập trung phát triển các kỹ thuật, nghiên cứu và điều trị nha khoa tổng quát nhằm mang đến những hẹn điều trị thoải mái, an tâm và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Bên cạnh chuyên môn, trang thiết bị và máy móc phục vụ điều trị cũng được Nha Khoa Win đầu tư với mong muốn mang đến trải nghiệm tuyệt hài lòng nhất cho khách hàng. Đảm bảo kết quả điều trị và công tác vô trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có băn khoăn về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình và người thân nhé.